903808

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

903808
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 04TCN86:2006 Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: ***
Ngày ban hành: 31/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 04TCN86:2006
Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: ***
Ngày ban hành: 31/12/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

1.1. Mục tiêu, nội dung

Quy phạm kỹ thuật này quy định các nguyên tắc kỹ thuật cơ bản trong gây nuôi sinh sản Trăn đất (Python molurus bivittatus Linnaeus, 1785) và Trăn gấm (Python reticulatus Schneider,1801), bao gồm các quy định về chuồng trại; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật chăm sóc con non; kỹ thuật chăm sóc con thương phẩm; thức ăn; kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị; công tác thú y; vệ sinh môi trường; vận chuyển áp dụng cho các trại nuôi sinh sản biệt lập trăn đất và trăn gấm.

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy phạm kỹ thuật này áp dụng cho các trại nuôi trên phạm vi cả nước, là cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý, theo dõi và đánh giá quy mô, năng lực sản xuất các trại gây nuôi sinh sản trăn đất và trăn gấm, xác định tiêu chuẩn chuồng trại, năng lực sản xuất thương phẩm của các trại nuôi.

2. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

- Gây nuôi sinh sản biệt lập: Là quá trình tạo ra trứng hoặc con non từ kết quả của việc trao đổi giao tử hoặc giao phối giữa các cặp bố, mẹ được nuôi trong môi trường có kiểm soát mà không cần bổ sung nguồn giống từ tự nhiên, trừ những lần bổ sung nhằm tránh hiện tượng đồng huyết và cận huyết.

- Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có kiểm soát.

- Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp pháp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.

+ Thế hệ F2 hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra bởi các cặp bố mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

- Trại vệ tinh: Là trại nhận nuôi cá sấu thương phẩm do trại gây nuôi sinh sản biệt lập cung cấp.

- Giao phối đồng huyết, cận huyết: Là quá trình cho các cá thể sinh sản có quan hệ họ hàng trong ba thế hệ liên tiếp giao phối với nhau.

- Thuần chủng: Là cá thể còn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của tổ tiên loài đó, không bị lai tạp với loài khác.

3. KỸ THUẬT GÂY NUÔI

3.1. Quy định về chuồng trại

Trại nuôi trăn cần xây dựng tách biệt với nơi ở của người, cách xa nơi giết mổ trăn và được xây dựng chắc chắn tránh trường hợp trăn thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Trại nuôi trăn phải có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ. Trại nuôi trăn cần được đặt ở nơi cao, ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên cần tránh hướng gió và ánh nắng trực tiếp chiếu vào, hạn chế ẩm ướt.

3.1.1.Chuồng nuôi

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mật độ nuôi: Tuỳ theo điều kiện từng trại, có thế nuôi với mật độ trung bình như sau:

- Trăn con nhỏ hơn 0,5 kg nuôi từ 8 đến 12 con/ chuồng.

- Trăn 01 kg đến 02 kg nuôi từ 04 đến 06 con/ chuồng.

- Trăn 02 kg đến 05 kg nuôi từ 02 đến 04 con/ chuồng.

- Trăn trên 05 kg nuôi từ 01 đến 02 con/ chuồng.

Chuồng nuôi trăn sinh sản cần kiên cố, mỗi chuồng nuôi một cá thể.

3.2. Kỹ thuật chọn giống

Cần chọn những cá thể trăn sinh trưởng nhanh, khoẻ, da sáng bóng, độ tuổi từ 28-30 tháng. Con đực cần chọn cá thể có thân hình thon dài, con cái thân hình mập mạp. Có thể nhận biết trăn đực bằng cách quan sát dưới hậu môn của trăn có 2 móc cựa dài ló ra. Khi ấn tay vào hai bên thì cơ quan giao cấu lộ ra ngoài. Trăn cái có 2 cựa nhỏ nằm ẩn bên trong, khi ấn tay vào hai bên, cơ quan giao cấu cái không lộ ra ngoài.

3.3. Kỹ thuật ấp trứng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trăn gấm có mùa động dục từ tháng 10 đến tháng 12, tuổi thuần thục của trăn cái từ 28-30 tháng. Vào mùa sinh sản, trăn cái thường tiết ra mùi đặc hiệu để thu hút con đực. Thời gian này cần thả trăn đực có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn trăn cái vào chuồng trăn cái để chúng giao phối. Thời gian giao phối của trăn kéo dài 1-3 giờ. Nên cho giao phối kép để đảm bảo trứng được thụ thai và có tỷ lệ ấp nở cao. Thời gian đẻ trứng trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 5. Tuỳ theo độ tuổi sinh sản mà mỗi trăn cái có thể đẻ từ 10-80 trứng/lần.

- Trứng trăn gấm có chu vi từ 70-100mm, nặng 120-130gam.

- Nhiệt độ ấp trứng tốt nhất từ của trăn gấm từ 22-26oC, độ ẩm 95%. Ở nhiệt độ này, trứng có thể nở với tỷ lệ từ 80% – 100%.

- Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn tròn quanh ổ trứng. Khi trăn ấp thỉnh thoảng cần kiểm tra ổ trứng, nếu thấy trứng to đều, trắng khô ráo, vỏ sáng bóng là trứng tốt; những quả trứng có vỏ xỉn vàng là trứng hỏng cần loại bỏ. Thời gian ấp trứng của trăn gấm từ 55-60 ngày. Trăn con tự mổ vỏ trứng chui ra. Sau 1-2 ngày, những con trăn yếu không thể tự mổ, cần đưa những quả trứng này vào nước ấm để kích thích giúp trăn tự mổ vỏ. Sau khi ngâm nước ấm những quả không nở được, người nuôi trăn có thể hỗ trợ bằng cách xé vỏ một đoạn dài 1-1,5cm, tìm đầu trăn con nhẹ nhàng kéo ra.

3.3.2 Trăn đất (Python molurus bivittatus)

Mùa động dục của trăn đất kéo dài từ tháng 04 đến tháng 9 (ở miền Bắc) từ tháng 10 đến tháng 12 (ở miền Nam); trăn đất mang thai trong khoảng thời gian từ 70-90 ngày. Tuỳ thuộc vào độ tuổi sinh sản của trăn đất, mỗi cá thể cái đẻ từ 15-70 trứng một lần, cá biệt có những cá thể đẻ đến 100 trứng một lần.

- Trứng trăn đất có chu vi từ 70-100mm, nặng 120-130 gam. Nhiệt độ ấp trứng từ 22-26oC, độ ẩm 95%. Nếu để nhiệt độ quá cao trứng bị hỏng. Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng; thời gian trứng nở kéo dài từ 55-60 ngày.

3.4. Kỹ thuật chăm sóc con non

Sau khi trăn con nở, trăn mẹ sẽ nới vòng quấn và bỏ ổ bò đi chỗ khác. Lúc này người nuôi cần nhanh chóng bắt trăn con ra nuôi riêng. Trăn con mới nở có khả năng hoạt động ngay nhưng sau khoảng 5 đến 10 ngày mới ăn, trong giai đoạn này cần chú ý cho trăn con uống nước. Sau lần lột xác đầu tiên cần cho trăn ăn với khối lượng nhỏ, nhiều lần bằng cách dùng ghim, kẹp đưa thức ăn vào họng trăn. Cần chú ý tránh gây thương tích cho trăn, hoặc làm gẫy răng trăn. Nên cho trăn con ăn chim cút hoặc gà con mới nở. Mỗi con trăn mới nở trung bình ăn 2-3 con chim cút hoặc gà con mới nở một lần. Chu kỳ cho ăn từ 4-5 ngày một lần. Có thể bổ sung thức ăn phổi lợn cắt nhỏ cho trăn con, mục đích để tập cho chúng quen dần với các loại thức ăn khác nhau. Trăn dưới 01 tháng tuổi cần cho tắm nắng hàng ngày và cho tập bò trên lớp đất có cỏ mền phơi khô, có cành cây để trăn leo trèo.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tuỳ thuộc vào kích cỡ của trăn và ô nuôi để quyết định số lượng trăn thương phẩm nuôi trong từng chuồng. Những con có kích thước ngang nhau nên nuôi cùng một chuồng, tránh tình trạng con lớn nuốt con bé.

Trăn trong quá trình sinh trưởng cũng cần được bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP vào trong nước uống. Vào mùa hè cần cho trăn tắm thường xuyên, tốt nhất cho tắm hàng ngày.

Trăn lột xác vào mùa hè, trăn non lột xác nhiều hơn trăn già. Lúc sắp lột xác da trăn có mầu thẫm, hai mắt trở lên đục mờ, ngừng ăn, tìm nơi có nước, gần nước để nằm. Thời gian lột xác kéo dài từ 1-2 tuần. Sau khi lột xác cần cho trăn ăn nhiều để đảm bảo trăn phát triển mạnh.

3.6. Thức ăn cho trăn

Trăn có thể ăn nhiều loại động vật có kích cỡ vừa, nhỏ như chim, chuột, bò sát, ếch, nhái, gà. Thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi trăn là chuột đồng và đầu gà. Đối với đầu gà, trước khi cho ăn nên rửa sạch, ngâm trong nước để tránh trường hợp đầu gà bị tẩm hoá chất bảo quản.

Trăn nặng 0,5 đến 01kg, mỗi tháng ăn hết 0,5 kg thức ăn và ăn 3 - 4 lần/tháng. Trăn từ 01 đến 5kg, mỗi tháng ăn hết khoảng 02 kg thức ăn và ăn 2-3 lần/tháng. Trăn từ 06 đến 10kg, mỗi tháng ăn hết 3 kg thức ăn và ăn 3-4 lần/tháng. Trăn từ 10kg trở lên mỗi tháng ăn hết 3-5 kg thức ăn và ăn 4-5 lần/tháng.

Để đảm bảo cho trăn ăn đầy đủ, nên bắt trăn ra khỏi chuồng và cho từng con ăn một. Sử dụng banh kẹp đưa thức ăn vào miệng trăn. Trong mỗi ô nuôi phải bố trí một chậu nước vừa đủ cho trăn uống, thay nước sạch thường xuyên. Hạn chế tắm ướt khi trăn lột xác, trăn bệnh thì ngừng cho ăn.

3.7. Kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị

Cần chọn những cá thể trăn có mầu sắc sáng, bóng, vẩy nhẵn, sinh trưởng tốt làm nguồn giống sinh sản hậu bị. Các cá thể chọn làm giống phải được đánh dấu để tránh giao phối đồng huyết và cận huyết ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của trăn cũng như chất lượng con thế hệ sau.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.8. Phương pháp đánh dấu trăn

Để xác định các cá thể chọn làm nguồn giống sinh sản và các thế hệ kế tiếp có thể sử dụng phương pháp nuôi tách riêng mỗi cá thể một chuồng. Trên mỗi chuồng có gắn thẻ ghi ký hiệu, mã hiệu phân biệt hoặc đánh số để tiện theo dõi, ghi chép. Các trại có điều kiện có thể sử dụng phương pháp gắn Chíp điện tử.

3.9. Công tác thú y

Khi trăn bị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y. Sau đây là một số bệnh trăn thường gặp và cách điều trị, người nuôi có thể tham khảo:

3.9.1 Bệnh sổ mũi:

- Nguyên nhân: Do trăn bị nhiễm virus cúm khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.

- Triệu chứng: Trăn thở khò khè đặc biệt về đêm, mắt đục không phản quang.

- Cách điều trị: Sử dụng thuốc Streptomicin hay dùng thuốc long đờm pha loãng với thức ăn cho trăn ăn.

3.9.2.Bệnh đường ruột, khó tiêu:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Triệu chứng: Phân lỏng, đôi khi có máu.

- Cách điều trị: Dùng thuốc đi ngoài theo chỉ định của bác sỹ thú y.

3.10. Công tác vệ sinh môi trường

Chuồng, trại nuôi trăn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nước thải, vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước. Nước và chất thải từ trại nuôi trăn phải được xử lý trước khi đổ ra môi trường bên ngoài. Cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tránh các bệnh ghẻ trên lưng và bụng. Thức ăn dư thừa cần được dọn dẹp hàng ngày. Trăn con phải được tắm rửa hàng ngày, có thể dùng thuốc diệt muỗi để diệt mạt trăn.

3.11. Vận chuyển trăn

Trăn phải được vận chuyển an toàn, tránh để trăn thoát ra gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Khi vận chuyển trăn phải đóng trong chuồng gỗ hoặc vận chuyển bằng bao lưới. Không cho trăn ăn no trước khi vận chuyển. Không nhốt trăn trong các chuồng chật hẹp cũng như không xếp chồng trăn lên nhau khiến trăn bị ngạt, gây chết.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản