Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ

Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự 1985, tuy nhiên tại Bộ luật Hình sự 1985 thì hành vi chiếm đoạt di vật, di sản của tử sĩ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh khác là Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu (Khoản 2 Điều 271).

Tội danh này thuộc nhóm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ của quân nhân trong chiến đấu đối với tử sĩ. Hành vi chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Tội phạm được thực hiện bởi những quân nhân hoặc những người có trách nhiệm trong chiến đấu.

Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ thay đổi như thế nào:
Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ được quy định tại Điều 418 Bộ Luật hình sự 2015 như sau: 1. Người nào chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của ...

Tội chiếm đoạt di vật của tử sỹ được quy định tại Khoản 4 Điều 336 Bộ Luật hình sự 1999, theo đó: Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trên đây là nội dung quy định về tội chiếm đoạt di vật của tử sỹ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 1999. Trân trọng! ...

Trước khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thì tội chiếm đoạt di vật, di sản của tử sĩ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 271 Bộ luật hình sự 1985, theo đó: Người nào chiếm đoạt tài sản của thương binh hoặc di vật, di sản của tử sĩ thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trên đây là nội dung quy định về tội chiếm ...