Nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên

Nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Xuất bản 2004 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Xuất bản sau này.

Hoạt động xuất bản là hoạt động văn hoá có ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục tư tưởng cho nhân dân, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Thông qua hoạt động này, có thể mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động xuất bản, Luật Xuất bản đã quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất bản. Để trở thành tổng biên tập nhà xuất bản nhà xuất bản, cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quốc tịch, phẩm chính chính trị, trình độ chuyên môn và có văn bằng chứng chỉ phù hợp. Biên tập viên chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

Nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên thay đổi như thế nào:
Nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên nhà xuất bản được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Xuất bản 2012, theo đó: Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Thực hiện biên tập bản thảo; b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản; c) Đứng ...

Nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên nhà xuất bản được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Xuất bản 2004, theo đó: Biên tập viên nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Được đứng tên trên xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 26 của Luật này; b) Được khước từ biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này và báo cáo với giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản; c) ...