Đồng tiền dự thầu

Đồng tiền dự thầu là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật đấu thầu năm 2005.

Đấu thầu được hiểu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất.

Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Và trong đấu thầu thì đồng tiền dự thầu phải được quy định cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất, rõ ràng, tránh trường hợp lộn xộn gây khó khăn cho quá trình đấu thầu.

Đồng tiền dự thầu thay đổi như thế nào:
Đồng tiền dự thầu được quy định tại Điều 10 Luật đấu thầu 2013. Cụ thể như sau: - Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam. - Đối với đấu thầu quốc tế: + Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền; + Trường ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật đấu thầu 2005 có quy định thông tin về đồng tiền dự thầu như sau: 1. Đồng tiền dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo nguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng cụ thể. 2. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, việc quy đổi về cùng một đồng tiền để so sánh phải căn cứ vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hồ sơ mời ...