Công bố dịch bệnh động vật trên cạn

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh Thú y năm 1993.

Trong cuộc sống hằng ngày, thuật ngữ động vật đã xuất hiện từ rất lâu và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên không phải bất cứ loài sinh vật nào thì cũng được xem là động vật mà phải dựa vào đặc điểm sinh học của loài đó. Và pháp luật về thú y đã liệt kê ra các loài sinh vật được công nhận là động vật, điều này nhằm bảo đảm việc quản lý các vấn đề liên quan đến nó.

Theo đó, dịch bệnh động vật được xem là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật. Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc có thể gây ra cái chết cho những động vật mắc phải. Chính vì vậy việc công bố dịch bệnh được xem là điều cần thiết để người dân biết cách phòng tránh, hạn chế những thiệt hại không đáng có.

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn thay đổi như thế nào:
Điều kiện công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Thú y 2015, theo đó, công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; - Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật ...

Điều kiện công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Thú y 2004, theo đó: 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra trong tỉnh có khả năng lây lan rộng; b) Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh; c) ...