Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào?

Xin hỏi quy định về nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào? - Câu hỏi của Manh Hưng (Nam Định)

Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói

1. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

2. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC.

3. Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.

Theo đó, nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói dùng để xác định xuất xứ hàng hóa giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

- Không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa: nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa.

- Không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC: nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó.

- Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC: trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.


(Hình từ Internet)

Các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản là nguyên liệu gì?

Theo Điều 15 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

Các nguyên liệu trung gian

1. Các nguyên liệu trung gian được xem là nguyên liệu có xuất xứ không xét đến nơi chúng được sản xuất ra.

2. “Các nguyên liệu trung gian” là những hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành vật lý vào hàng hóa đó hoặc là những hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu và năng lượng.

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.

e) Trang thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa.

g) Chất xúc tác và dung môi.

h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành vào hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Theo đó, các nguyên liệu trung gian giữa các thành viên ASEAN - Nhật Bản là là những hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành vật lý vào hàng hóa đó hoặc là những hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

+) Nhiên liệu và năng lượng.

+) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

+) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

+) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

+) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.

+) Trang thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa.

+) Chất xúc tác và dung môi.

+) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành vào hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm những chứng từ nào?

Tại Điều 24 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm:

Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, trường hợp phải có chứng từ chứng minh cho việc cấp C/O hoặc cho việc kiểm tra, xác minh để chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên, một trong các chứng từ sau có thể được sử dụng:

1. Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.

2. Hóa đơn thương mại.

3. Bản sao của C/O đã cấp cho nguyên liệu do nước thành viên xuất khẩu nguyên liệu cấp, kể cả bản sao của C/O cấp sau.

4. Bất kỳ chứng từ nào có liên quan khác.

Căn cứ quy định trên, chứng từ chứng minh nguyên liệu được cộng gộp trong quá trình sản xuất hàng hóa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên ASEAN - Nhật Bản gồm một trong các chứng từ sau:

- Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.

- Hóa đơn thương mại.

- Bản sao của C/O đã cấp cho nguyên liệu do nước thành viên xuất khẩu nguyên liệu cấp, kể cả bản sao của C/O cấp sau.

- Bất kỳ chứng từ nào có liên quan khác.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện như thế nào?
lawnet.vn
Khi nào người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;