Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tròng kính cận, viễn, loạn bằng mica

Tròng kiếng cận, viễn, loạn bằng mica, mã HS: 90015000 nhập khẩu từ Trung Quốc có phải:

1. Xin giấy phép nhập khẩu nào hay không?

2. Kiểm tra chất lượng gì hay không?

3. Nếu có thì xin giấy phép và kiểm tra chất lượng ở cơ quan nào?

- Căn cứ khoản 1 điều 2 Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau:

a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tồn thương;

b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống

d) Kiểm soát sự thụ thai;

đ) Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực tiêu dùng và y tế);

e) Sử dụng cho thiết bị y tế;

g) Vận chuyển chuyên dùng phục vụ cho hoạt động y tế”.

Như vậy, theo các quy định trên thì tròng kiếng cận, viễn, loạn thuộc danh mục trang thiết bị y tế.

- Căn cứ điều 3 Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế quy định:

“Điều 3. Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu

1. Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo thông tư này.

2. Các trang thiết bị y tế không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo thông tư này được nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, tròng kiếng cận, viễn, loạn (mã HS 9001.50.00) không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo thông tư 30/2015/TT-BYT nên khi nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm định chất lượng công ty thực hiện theo quy định tại điều 49 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;