Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá nào?

Xin hỏi những hàng hóa nào được coi là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản? - Câu hỏi của Thanh Mỹ (Đà Nẵng).

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 37/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản như sau:

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% tính theo công thức được quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó.

b) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi Nhóm) thuộc Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa tại nước thành viên đó.

Nhà xuất khẩu của mỗi nước thành viên được lựa chọn áp dụng tiêu chí xuất xứ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này để xác định xuất xứ hàng hóa.

2. Hàng hóa thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này không áp dụng khoản 1 Điều này. Hàng hóa thuộc Danh mục này được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng các quy tắc cụ thể được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp Danh mục này quy định việc lựa chọn áp dụng một trong các tiêu chí như RVC, CTC, công đoạn gia công, chế biến cụ thể của hàng hóa hoặc quy định kết hợp các tiêu chí này, nhà xuất khẩu của nước thành viên được lựa chọn một tiêu chí phù hợp để xác định xuất xứ hàng hóa.

3. Trường hợp áp dụng tiêu chí RVC theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, RVC tính theo công thức được quy định tại Điều 8 Thông tư này không nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm cụ thể của tiêu chí RVC quy định cho hàng hóa đó.

4. Tiêu chí xuất xứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn, gia công chế biến cụ thể của hàng hóa được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

Như vậy, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản là những hàng hoá sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ như sau:

+) Có Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% tính theo công thức được quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó.

+) Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp bốn (04) số (chuyển đổi Nhóm) thuộc Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa tại nước thành viên đó.

 

(Hình từ Internet)

Hàm lượng giá trị khu vực dùng để xác định hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giữa các nước thành viên ASEAN - Nhật Bản được tính như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 37/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về cách tính hàm lượng giá trị khu vực dùng để xác định hàng hóa có xuất xứ không thuần túy như sau:

Hàm lượng giá trị khu vực

1. RVC được tính theo công thức sau:

RVC =

FOB - VNM

x 100%

FOB

Trong đó:

a) FOB, ngoại trừ quy định tại khoản 2 Điều này, là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm phí vận tải từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tàu.

b) RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

c) VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

2. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, FOB là trị giá được xác định theo một trong các cách sau:

a) Tính bằng giá mua hàng hóa đầu tiên người mua trả cho nhà sản xuất trong trường hợp trị giá FOB của hàng hóa không biết được và không thể xác định được.

b) Được xác định theo quy định từ Điều 1 đến Điều 8 của Hiệp định Trị giá hải quan trong trường hợp không có trị giá FOB của hàng hóa.

3. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định theo một trong các trường hợp sau:

a) Theo Hiệp định Trị giá hải quan và bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm và trong một số trường hợp nếu phù hợp sẽ bao gồm cả phí đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến cảng nhập khẩu của nước thành viên nơi sản xuất hàng hóa.

b) Nếu trị giá nguyên liệu không biết được và không thể xác định được, trị giá này là giá mua đầu tiên tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới nơi sản xuất như cước vận tải, phí bảo hiểm, phí đóng gói cũng như tất cả các chi phí xác định khác phát sinh tại nước thành viên đó.

4. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trị giá VNM của hàng hóa không bao gồm trị giá nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra sản phẩm của nước thành viên đó.

5. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hoặc điểm a khoản 3 Điều này trong việc áp dụng Hiệp định Trị giá hải quan để xác định trị giá của hàng hóa hoặc trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, Hiệp định Trị giá hải quan áp dụng một cách thích hợp đối với những giao dịch trong nước hoặc đối với những trường hợp không có giao dịch trong nước về hàng hóa hoặc nguyên liệu không có xuất xứ.

Theo đó, hàm lượng giá trị khu vực dùng để xác định hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tính như sau:

Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa có được xét đến để xác định xuất xứ hàng hoá nước thành viên ASEAN - Nhật Bản hay không?

Tại Điều 13 Thông tư 37/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định như sau:

Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói

1. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

2. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC.

3. Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.

Căn cứ quy định trên, nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa không được xét đến để xác định xuất xứ hàng hoá nước thành viên ASEAN - Nhật Bản.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện như thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;