Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Nhờ tư vấn giúp tôi.

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Tại Tiết a Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

- Tiếp tục đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác đã được Chính phủ cho chủ trương, chú trọng các đối tác có dung lượng thị trường lớn và sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nông sản trên cơ sở có đi có lại; nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng; củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các nước đối tác ký kết FTA thông qua thực thi hiệu quả cam kết trong các FTA.

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, tập huấn, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, báo chí,... với nội dung chuyên sâu.

- Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào các mạng lưới phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài.

- Củng cố và tiếp tục mở rộng hệ thống các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài; tạo cơ chế thuận lợi để phát huy hiệu quả vai trò của các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM); nghiên cứu phát triển bộ tiêu chí đánh giá năng lực XTTM của các tổ chức hỗ trợ XTTM ngành hàng, tổ chức XTTM địa phương và các tổ chức hỗ trợ thương mại khác làm căn cứ định hướng hỗ trợ XTTM hàng năm và trung hạn của địa phương, vùng, ngành hàng.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong phát triển thị trường, XTTM, kết hợp có hiệu quả các hoạt động XTTM với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về nhu cầu, các đối tác và các quy định liên quan của các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu tiềm năng, cơ sở dữ liệu về các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu ngành hàng ở thị trường nước ngoài.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với nhu cầu hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu của từng ngành hàng, trên từng khu vực thị trường cụ thể và cho từng giai đoạn cụ thể.

- Xây dựng chương trình, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, từng bước tăng cường hoạt động xúc tiến nhập khẩu, đa dạng hóa nguồn cung, hướng tới mục tiêu lành mạnh hóa và hợp lý hóa cán cân thương mại.

- Xây dựng, phát triển mô hình ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn của thế giới; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ các Thương vụ để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Tại Tiết b Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tăng cường các biện pháp hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở những thị trường nước ngoài trọng điểm; tăng cường tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Tại Tiết c Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Ngoại giao có trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục thông tin về tình hình kinh tế quốc tế, các điều chỉnh chính sách có thể tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam; lồng ghép nội dung phát triển, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trong các hoạt động đối ngoại, nhất là các đoàn cấp cao, trên cơ sở khai thác hiệu quả quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy các lợi ích kinh tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa có được kiểm tra thực tế trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03/kbs/gsql Thông tư 39? Thời hạn sửa tờ khai sau thông quan là khi nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào miễn kiểm tra thực tế hàng hóa? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa có được thực hiện khi vắng mặt người khai hải quan không?
lawnet.vn
Mẫu số 02/bkhđ/gsql bảng kê hóa đơn thương mại mới nhất 2024? Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ở đâu?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan khi đáp ứng điều kiện nào? Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện như thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;