Ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị được quy định như thế nào?

Ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị được quy định như thế nào? Chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định ra sao? Nội dung quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là gì? Quyền và trách nhiệm đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị được quy định như thế nào?

Tại Điều 20 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị như sau:

1. Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất cho việc đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm điện.

2. Ưu đãi về thuế đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được để sản xuất các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm năng lượng.

3. Hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và có cơ chế huy động vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư vào việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp chiếu sáng ngõ, hẻm trong đô thị.

4. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến về chiếu sáng đô thị; đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;

5. Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

(Hình ảnh mang tính minh họa)

Chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định ra sao? 

Tại Điều 21 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như sau:

1. Chính quyền đô thị theo phân cấp quản lý là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm:

a) Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị sau khi hết thời hạn sử dụng, khai thác theo quy định.

2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới là chủ sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị tự bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao theo quy định.

4. Các chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải tuân thủ các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị do chính quyền đô thị ban hành.

Nội dung quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là gì?

Tại Điều 23 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như sau:

1. Thực hiện tổ chức chiếu sáng công cộng đô thị theo đúng các quy trình kỹ thuật về chiếu sáng, bảo đảm an toàn và tiết kiệm điện, phòng, chống cháy nổ và thời gian vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định.

2. Lập kế hoạch hàng năm về xây dựng mới, thay thế, cải tạo, duy trì bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

3. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn sáng và các thiết bị của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị để đề xuất phương án sửa chữa và thay thế kịp thời.

4. Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

Quyền và trách nhiệm đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như thế nào?

Tại Điều 24 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị như sau:

1. Quyền của đơn vị quản lý, vận hành:

a) Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị;

c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành:

a) Đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ; các quy định về quản lý, vận hành đã cam kết trong hợp đồng;

b) Báo cáo định kỳ tới chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị do mình được giao;

c) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị đã được phê duyệt;

d) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng ký kết với chính quyền đô thị;

đ) Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo Lý Sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào? Phấn đấu đến 2030, huyện Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 94/2024/TT-BQP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép xây dựng là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ cần giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi di dời công trình xây dựng có cần giấy phép không? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 11 là ngày gì? Nội dung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở có mấy loại? Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 111/2024/NĐ-CP quy định hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà chung cư có từ bao nhiêu tầng trở lên? Thời hạn sử dụng nhà chung cư là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng?
lawnet.vn
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm những giấy tờ gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;