Quy chuẩn ván khuôn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/09/2022

Quy chuẩn ván khuôn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    • 1. Quy chuẩn ván khuôn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

      Tại Tiết 2.11.2 Tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('79D6E', '374300');" target='_blank'>Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn ván khuôn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

      2.11.2.1 Các công việc khảo sát, thiết kế; thi công lắp dựng; thử nghiệm, kiểm định an toàn; kiểm tra, giám sát; quan trắc, sử dụng và bảo trì; tháo dỡ phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.7 và các quy định sau đây:

      a) Ván khuôn phải được thiết kế và lắp dựng sao cho sàn công tác, hệ giằng chống giữ ổn định, thang, bản dốc và các phương tiện tiếp cận khác có thể dễ dàng lắp đặt, liên kết với ván khuôn;

      b) Ván khuôn đứng hoặc nghiêng phải được kiểm tra, lắp dựng và tháo dỡ dưới sự giám sát của người có kinh nghiệm;

      c) Các bản vẽ lắp đặt ván khuôn với các thông tin chi tiết về khoảng cách của các dầm đỡ, cây chống phải được cung cấp cho người lắp dựng;

      d) Ván khuôn và các cây chống bằng gỗ, tre phải có kích thước phù hợp, đủ KNCL, chịu được nhiệt độ và tốc độ đổ bê tông;

      đ) Các hệ chống, cây chống điều chỉnh được phải được khóa vị trí sau khi điều chỉnh;

      e) Chỉ được phép tháo dỡ KCCĐT sau khi bê tông đã đạt cường độ theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và (hoặc) tiêu chuẩn áp dụng;

      g) Để tránh nguy hiểm do bị rơi khi tháo dỡ, ván khuôn đứng phải được tháo dỡ toàn bộ; các phần chưa tháo dỡ phải được chống đỡ hoặc neo giữ chắc chắn;

      h) Thiết bị nâng cơ khí, thủy lực hoặc khí nén sử dụng cho ván khuôn phải được trang bị cơ cấu giữ hoặc hãm tự động để ngăn ngừa nguy hiểm trong trường hợp thiết bị nâng gặp sự cố;

      i) Thiết bị nâng chân không chỉ được sử dụng cho các bề mặt nhẵn, sạch và phải có chức năng tự động ngắt để đề phòng trường hợp mất điện hoặc thiết bị gặp sự cố.

      2.11.2.2 Đối với các hệ ván khuôn chuyên dụng (ván khuôn trượt, ván khuôn leo): Công việc khảo sát, thiết kế, thi công lắp dựng, thử nghiệm, kiểm định an toàn (nếu thuộc loại phải kiểm định nêu tại điểm c của 2.1.1.5), sử dụng, tháo dỡ và các công việc khác có liên quan phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.7.

      2. Quy chuẩn thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

      Tại Tiết 2.11.3 Tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('79D6E', '374300');" target='_blank'>Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

      2.11.3.1 Việc thi công kết cấu bê tông đổ tại chỗ, đặc biệt là các kết cấu bê tông nhịp lớn và nhiều tầng phải tuân thủ theo đúng trình tự quy định trong biện pháp thi công. Biện pháp thi công phải được lập dựa trên tài liệu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu và các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, trong đó phải có đầy đủ các thông tin quan trọng sau:

      a) Các thông số kỹ thuật của cáp thép, thép cốt bê tông, bê tông và các vật liệu khác được sử dụng, bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật để lắp đặt và xử lý;

      b) Vị trí và bố trí thép, cốt thép trong kết cấu;

      c) Kết quả tính toán KNCL của kết cấu trong trường hợp phải điều chỉnh cấu tạo, bố trí thép, cốt thép trong kết cấu để phù hợp với thực tế thi công. Đối với cáp ứng lực trước, phải có bảng tính lực kéo và độ dãn dài cụ thể.

      2.11.3.2 Phải ghi chép và giữ lại các thông tin liên quan đến quá trình đổ bê tông, bao gồm cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển cường độ của bê tông.

      2.11.3.3 Đối với công việc kéo cáp ứng lực trước, người vận hành thiết bị kéo cáp không được đứng trực diện với vị trí đầu kéo cáp.

      2.11.3.4 Các giai đoạn thi công (ví dụ: lắp dựng KCCĐT, cáp thép, thép cốt bê tông; đổ bê tông; kéo cáp ứng lực trước; bảo dưỡng; tháo dỡ ván khuôn; thí nghiệm và các công việc khác có liên quan) phải được lập thành quy trình và phải được người có thẩm quyền điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

      CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.11.1.1.

      2.11.3.5 Trong quá trình đổ bê tông, phải thường xuyên kiểm tra KCCĐT (xem 2.3.6) để phát hiện kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn (như nguy cơ sụp đổ các hệ chống, bục ván khuôn và các nguy cơ khác).

      2.11.3.6 Vật liệu, cấu kiện, máy, thiết bị thi công không được để tập trung thành đống hoặc đặt trực tiếp ở khu vực bê tông đang đông cứng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn