Quy chuẩn truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp của trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/09/2022

Quy chuẩn truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp của trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    • Quy chuẩn truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp của trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Quy chuẩn truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp của trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

      Tại Tiểu tiết 2.14.4.7 Tiết 2.14.4 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('79D6E', '374544');" target='_blank'>Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp của trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

      2.14.4.7 Truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp:

      a) Hoạt động lặn phải được điều phối bằng hệ thống tín hiệu phù hợp và được tất cả những người có liên quan hiểu rõ;

      b) Người trợ giúp phải đảm bảo dây tín hiệu và đường cấp (dẫn) khí trong tình trạng hoạt động tốt, ĐBAT cho sử dụng (xem 2.14.4.11);

      c) Trong trường hợp xuống nước từ thiết bị nổi, thợ lặn phải truyền tín hiệu về vị trí của thiết bị nổi này cho những người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát trên đất liền để biết và sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp;

      d) Khi thợ lặn thực hiện các hoạt động nguy hiểm dưới nước như nổ mìn hoặc làm việc trong điều kiện dòng chảy xiết thì phải sử dụng điện thoại (hoặc bộ đàm) để liên lạc giữa thợ lặn với người ở trên mặt nước;

      đ) Điện thoại (hoặc bộ đàm) của thợ lặn phải là loại có thể sử dụng mà không phải cầm bằng tay.

      2.14.4.8 Chiếu sáng:

      a) Phải cung cấp ánh sáng điện cho thợ lặn khi làm việc vào ban đêm hoặc những khu vực không đủ sáng dưới nước;

      b) Đèn điện loại cầm tay hoặc gắn trên mũ lặn hoặc bóng đèn cho thợ lặn phải là đèn pin hoặc là bóng đèn đảm bảo cách điện và điện áp không quá 24 V.

      2.14.4.9 Thiết bị nổi:

      a) Phải có sẵn tàu (thuyền) cứu nạn và các trang thiết bị phục vụ cứu nạn khác;

      b) Thiết bị nổi sử dụng cho hoạt động lặn phải có đủ không gian để làm việc và lưu trữ vật liệu, thiết bị phục vụ thi công, đảm bảo ổn định trên mặt nước và được neo giữ an toàn kể cả trường hợp có gió và dòng chảy.

      2.14.4.10 Trang thiết bị sơ cứu và cứu nạn phải có sẵn tại những nơi tiến hành hoạt động lặn và phù hợp với các quy định tại 2.18.2 và 2.18.3.

      2. Quy chuẩn kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

      Tại Tiểu tiết 2.14.4.11 Tiết 2.14.4 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD' onclick="vbclick('79D6E', '374544');" target='_blank'>Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì trang thiết bị lặn trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

      a) Các trang thiết bị lặn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu phải được kiểm tra, thử nghiệm và xác nhận ĐBAT để sử dụng;

      b) Trước mỗi ca làm việc, trang thiết bị lặn phải được kiểm tra đầy đủ về điều kiện ĐBAT cho sử dụng và phải được người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1) chấp thuận;

      c) Chỉ được phép sử dụng trang thiết bị lặn và máy, thiết bị hỗ trợ lặn (xem quy định dưới đây) nếu trong vòng 24 giờ trước khi sử dụng, chúng đã được người quản lý trang thiết bị lặn kiểm tra, thử nghiệm và xác nhận ĐBAT đối với:

      - Máy bơm, máy nén khí (hoặc xi lanh), đường ống cấp khí về: Rò rỉ, khả năng chịu áp suất cao hơn áp suất làm việc, khả năng cung cấp không khí cho thợ lặn trong khoảng thời gian mà máy bơm hoặc máy nén khí không hoạt động;

      - Các van đầu vào, đầu ra trên trang phục của thợ lặn và các thiết bị lặn;

      - Các trang thiết bị lặn độc lập, đồng bộ.

      d) Khi không sử dụng, các trang thiết bị lặn phải được cất giữ trong phòng hoặc tủ chứa phù hợp và không được phép sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích nào khác;

      đ) Các trang thiết bị lặn phải được rửa bằng nước sạch (không được sử dụng nước mặn để làm sạch), để ráo nước và làm khô trước khi cất vào phòng hoặc tủ chứa;

      e) Trang phục lặn và ống cấp khí phải được cất giữ ở nơi khô ráo, không có dầu, mỡ hoặc hắc ín;

      g) Định kỳ không ít hơn 01 lần/03 tháng, các trang thiết bị lặn phải được kiểm tra toàn diện, kỹ lưỡng để bảo trì hoặc thay thế các phụ kiện, bộ phận (hoặc cả thiết bị khi cần thiết) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và (hoặc) tiêu chuẩn áp dụng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn