Năm 2024, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nào?

Năm 2024, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nào? Phương án phá dỡ công trình xây dựng gồm những nội dung nào? Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Năm 2024, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

...

Theo đó, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện khi thuộc các trường hợp dưới đây:

- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm.

- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận.

- Công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định.

- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng.

- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Năm 2024, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Phương án phá dỡ công trình xây dựng gồm những nội dung nào?

Theo khoản 3 Điều 42 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy đinh phương án phá dỡ công trình xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:

- Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;

- Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;

- Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;

- Thiết kế phương án phá dỡ;

- Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;

- Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).

Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy đinh trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng như sau:

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan; quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ công trình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xây dựng;

- Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ và cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở?
lawnet.vn
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm những giấy tờ gì? Giấy phép xây dựng công trình bị thu hồi khi nào?
lawnet.vn
Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2024?
lawnet.vn
Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Năm 2024, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nào?
lawnet.vn
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng 2024 là gì?
lawnet.vn
Đã có Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng trong ngành Xây dựng được áp dụng từ ngày 01/7/2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Xây dựng từ ngày 01/7/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;