Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ là gì?

Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ gồm những nội dung gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Thy, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm. Vì vậy, tôi muốn hỏi việc giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (thy***@gmail.com)   

Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ được quy định tại Điều 29 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạn tầng giao thông đường bộ như sau: 

1. Đường dân sinh đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP có hiệu lực sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét, trong khi chưa xây dựng được đường gom, cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào quốc lộ theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư này, được tiếp tục tồn tại nhưng địa phương phải hoàn thành việc Điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép vào quốc lộ hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa.

4. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.

5 . Trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên quyết giải tỏa, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.

6. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải tỏa khi bắt buộc di dời các công trình tồn tại trong hành lang an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành phải căn cứ mốc thời gian xây dựng công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ.

Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tài liệu Điều tra, lưu trữ để lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng, quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP theo các mốc thời gian sau đây:

a) Công trình xây dựng trước ngày 21 tháng 12 năm 1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ;

b) Công trình xây dựng từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ đường bộ;

c) Công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ;

d) Công trình xây dựng từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày 15 tháng 4 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ;

đ) Công trình xây dựng từ ngày 15 tháng 04 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 50/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng! 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD mã số, tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức chuyên ngành Xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, thành lập thị xã Phong Điền thuộc thành phố Huế?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo Lý Sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào? Phấn đấu đến 2030, huyện Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 94/2024/TT-BQP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;