Có mấy loại chứng chỉ hành nghề xây dựng? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/12/2023

Cho tôi hỏi: Có mấy loại chứng chỉ hành nghề xây dựng? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?- Câu hỏi của anh Nghĩa (Bình Phước).

    • Có mấy loại chứng chỉ hành nghề xây dựng?

      Tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định các loại chứng chỉ

      Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

      ...

      3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.

      Như vậy, chứng chỉ hành nghề xây dựng gồm có 03 loại:

      - Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1;

      - Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2;

      - Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3.

      Có mấy loại chứng chỉ hành nghề xây dựng? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? (Hình từ Internet)

      Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

      Tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm:

      - Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

      - Có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

      - Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

      + Hạng1: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.

      + Hạng 2: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên.

      + Hạng 3: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

      - Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

      Thời hạn của chứng chỉ hành nghề xây dựng là bao lâu?

      Tại khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

      Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

      ...

      5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

      ...

      Như vậy, chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ có thời hạn là 05 năm đối với người được cấp chứng chỉ là người Việt Nam.

      Đối với người nước ngoài thì chứng chỉ hành nghề xây dựng có hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

      Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng có nghĩa vụ như thế nào?

      Tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng có nghĩa vụ như sau:

      - Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ.

      - Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

      - Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;

      - Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;

      - Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;

      - Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn