Bổ sung 01 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Xin hỏi: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bổ sung thêm 01 khu công nghiệp nào vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố?- Câu hỏi của chị Thúy (Tp.HCM).
Bổ sung 01 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Mục 1 Công văn 364/TTg-CN năm 2023 về đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có quy định như sau:
Đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản nêu trên về việc điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam như sau:
a) Đưa 03 KCN Bàu Đưng quy mô 175 ha tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; KCN Phước Hiệp quy mô 200 ha tại xã Phước Hiệp và xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi và KCN Xuân Thới Thượng quy mô 300 ha tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1300/TTg-KTN ngày 24 tháng 7 năm 2014.
b) Bổ sung KCN Phạm Văn Hai I với quy mô diện tích 379 ha và KCN Phạm Văn Hai II với quy mô diện tích 289 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh vào quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Các KCN khác nằm trong quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1300/TTg-KTN ngày 24 tháng 7 năm 2014 không thay đổi.
Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bổ sung thêm 01 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố là
- Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I với quy mô diện tích 379 ha;
- Khu công nghiệp Phạm Văn Hai II với quy mô diện tích 289 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Bên canh đó, sẽ đưa 03 khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh ra khỏi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố bao gồm:
- Khu công nghiệp Bàu Đưng quy mô 175 ha tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi;
- Khu công nghiệp Phước Hiệp quy mô 200 ha tại xã Phước Hiệp và xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi;
- Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng quy mô 300 ha tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
Bổ sung 01 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền đổi tên gọi của khu công nghiệp?
Tại Điều 12 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có quy định về đổi tên gọi của khu công nghiệp như sau:
Đổi tên gọi của khu công nghiệp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đổi tên gọi của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Như vậy, việc đổi tên gọi của khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền đổi tên của khu công nghiệp theo đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Khu công nghiệp được thành lập và đầu tư theo những loại hình nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có quy định về đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp như sau:
Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này.
...
Như vậy, khu công nghiệp được thành lập và đầu tư theo 06 loại hình bao gồm
- Khu công nghiệp;
- Khu chế xuất;
- Khu công nghiệp hỗ trợ;
- Khu công nghiệp chuyên ngành;
- Khu công nghiệp sinh thái;
- Khu công nghiệp công nghệ cao.
Trân trọng!