Xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

Nhờ tư vấn cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo luật mới?

Căn cứ Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điểm d Khoản 72, Điểm đ Khoản 73 và Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định về xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt như sau:

- Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

- Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

+ Giá thành của tang vật, phương tiện nếu là hàng hoá chưa xuất bán;

+ Đối với tang vật, phương tiện là hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

- Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 của Luật này.

- Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy vượt bên phải thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra điểm giấy phép lái xe bị trừ trên VNeID mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chở người ngồi trước 6 tuổi trở lên bị phạt đến 14 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao xe cho người không đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các lỗi bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt cao nhất của người điều khiển xe ô tô là bao nhiêu? Hành vi gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;