Trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không?

Cho tôi hỏi trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không? Mong được giải đáp!

Quốc tịch là gì?

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về Quốc tịch Việt Nam như sau:

Quốc tịch Việt Nam

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Theo đó, có thể hiểu, quốc tịch là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng pháp lý giữa cá nhân với một đất nước nhất định mà khi người đó có quốc tịch thì sẽ được xem là công dân của nước đó.

Nếu một người có quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam, phải tuân thủ theo quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Việt Nam bảo hộ và bảo vệ các quyền công dân.

Trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì có được thôi quốc tịch Việt Nam không?

Theo Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau:

Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, đối với trường hợp trẻ em đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì sẽ chưa được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trẻ em xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân khi nào?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về việc miễn thủ tục xác minh về nhân thân cụ thể như sau:

Miễn thủ tục xác minh về nhân thân

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:

1. Người dưới 14 tuổi;

2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;

3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;

4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.

Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi, trẻ em sinh ra và định cư ở nước ngoài, trẻ em đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên, trẻ em đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình khi xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân theo quy định của pháp luật.

Quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?

Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi cụ thể như sau:

- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.

- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, cụ thể:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND có được ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Không sử dụng đất trồng cây lâu năm bao lâu thì bị phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất độc lập bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi hủy hoại đất bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 04/10/2024, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;