Nộp phạt giao thông qua bưu điện cần phải làm thủ tục gì?

Tôi có vi phạm giao thông lỗi tốc độ 87/60 ở Hải Lăng Quảng Trị và bị giữ bằng từ ngày 01/7/2019. Tôi muốn nộp phạt qua bưu điện và nhờ chuyển giấy tờ về nhà tôi ở Hà Nội, tôi phải làm thủ tục gì. Xin tư vấn giùm. Xin cảm ơn!

Theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2016 thì:

Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Tư pháp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức thực hiện.

...

Theo Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục CSGT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, từ ngày 1/7/2016, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ đăng ký với cơ quan công an thông qua hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (bản cơ quan công an lưu) để chuyển tới bưu điện. Sau đó, họ có thể đến bưu cục gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện.

Khi nhận được tiền nộp phạt, CSGT sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm sẽ theo phương thức ưu tiên. Bưu điện Việt Nam cũng cam kết đảm bảo chuyển phát nhanh chóng, chính xác, an toàn tới tận tay người nhận. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 2 ngày, đối với các huyện và tỉnh thành khác là 3-5 ngày.

Bưu điện có trách nhiệm bảo quản tiền đã thu được người nộp và giấy tờ tạm giữ của người vi phạm trong thời gian từ khi bàn giao từ cơ quan Công an đến khi phát cho người vi phạm. Trong trường hợp thất lạc, hỏng, mất mát giấy tờ tạm giữ do bất cứ nguyên nhân gì, bưu điện tỉnh/ thành phố trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để cấp lại cho người vi phạm. Bưu điện chịu trách nhiệm về các chi phí cấp lại giấy tờ tạm giữ theo quy định và phí dịch vụ chuyển phát nhanh.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy vượt bên phải thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra điểm giấy phép lái xe bị trừ trên VNeID mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chở người ngồi trước 6 tuổi trở lên bị phạt đến 14 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao xe cho người không đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các lỗi bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt cao nhất của người điều khiển xe ô tô là bao nhiêu? Hành vi gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;