Vừa qua, cậu bạn tôi trong lúc vô ý đã gây tai nạn giao thông, khiến 02 người nguy kịch thấy 02 người đó đã được đưa vô bệnh viện, những người thân của nạn nhân đó tới với thái độ rất hung hăng nên cậu ấy lái xe ô tô bỏ chạy lên công an huyện nơi xảy ra tai nạn để trình bày vụ việc vừa xảy ra, vậy cho tôi hỏi: Gây tai nạn giao thông sợ bị đánh nên rời khỏi hiện trường thì có bị xem là bỏ trốn?

Kim Hoàn - Đồng Tháp

"> Vừa qua, cậu bạn tôi trong lúc vô ý đã gây tai nạn giao thông, khiến 02 người nguy kịch thấy 02 người đó đã được đưa vô bệnh viện, những người thân của nạn nhân đó tới với thái độ rất hung hăng nên cậu ấy lái xe ô tô bỏ chạy lên công an huyện nơi xảy ra tai nạn để trình bày vụ việc vừa xảy ra, vậy cho tôi hỏi: Gây tai nạn giao thông sợ bị đánh nên rời khỏi hiện trường thì có bị xem là bỏ trốn?

Kim Hoàn - Đồng Tháp

">

Gây tai nạn giao thông sợ bị đánh nên rời khỏi hiện trường thì có bị xem là bỏ trốn?

Vừa qua, cậu bạn tôi trong lúc vô ý đã gây tai nạn giao thông, khiến 02 người nguy kịch thấy 02 người đó đã được đưa vô bệnh viện, những người thân của nạn nhân đó tới với thái độ rất hung hăng nên cậu ấy lái xe ô tô bỏ chạy lên công an huyện nơi xảy ra tai nạn để trình bày vụ việc vừa xảy ra, vậy cho tôi hỏi: Gây tai nạn giao thông sợ bị đánh nên rời khỏi hiện trường thì có bị xem là bỏ trốn?

Kim Hoàn - Đồng Tháp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định:

Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn cần:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, tại Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, có quy định phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Như vậy, khi thấy nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu nên cậu bạn vì sợ bị đánh nên đã bỏ chạy, tuy nhiên là lên công an huyện trình bày việc mình vừa gây ra nên không bị xem là bỏ trốn. Nhưng, cậu bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì hành vi đã gây ra tai nạn của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy vượt bên phải thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra điểm giấy phép lái xe bị trừ trên VNeID mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chở người ngồi trước 6 tuổi trở lên bị phạt đến 14 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao xe cho người không đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các lỗi bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt cao nhất của người điều khiển xe ô tô là bao nhiêu? Hành vi gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;