Dự kiến từ 01/7/2024 CSGT sẽ không được phép kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người ngồi sau xe?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/07/2023

Xin hỏi: Có phải dự kiến CSGT sẽ không được phép kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người ngồi sau xe không?- Câu hỏi của chị Nhung (Hà Nội).

    • Dự kiến từ ngày 01/7/2024 CSGT sẽ không được phép kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người ngồi sau xe?

      Tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát trong việc kiểm tra giấy tờ tuỳ thân như sau:

      Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

      1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tuỳ thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

      ...

      Tại khoản 5 Điều 56 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393199');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất CSGT không được kiểm tra giấy tờ tuỳ thân người ngồi sau xe máy như sau:

      Tuần tra, kiểm soát

      ...

      5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát

      a) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại Điều 55 Luật này để kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa, hành lý, giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

      Trường hợp thông tin giấy tờ của phương tiện, người điều khiển phương tiện đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử thì thực hiện kiểm soát các thông tin giấy tờ đó trên tài khoản định danh điện tử;

      b) Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

      c) Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 57 Luật này;

      d) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;

      đ) Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.

      Như vậy, dự thảo mới dự kiến có hiệu lực từ 01/7/2024 có đề xuất thì CSGT sẽ không được phép kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người ngồi sau xe.

      Dự kiến từ 01/7/2024 CSGT sẽ không được phép kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người ngồi sau xe? (Hình từ Internet)

      Phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thông qua những hình thức nào?

      Tại Điều 57 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393199');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có dự thảo quy định về việc phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thông qua 04 hình thức sau:

      (1) Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết bị giám sát hành trình và camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải.

      (2) Tiếp nhận, xử lý tin báo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

      (3) Kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.

      Khi kiểm tra, kiểm soát trên đường bộ, người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393199');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải sử dụng camera ghi âm, ghi hình quá trình thực hiện nhiệm vụ.

      (4) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.

      Đề xuất bổ sung 02 trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra?

      Tại Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định về trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra như sau:

      Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

      1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

      a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

      b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

      d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

      Tại Điều 55 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393199');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất bổ sung, sửa đổi các trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra như sau:

      Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

      Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật.

      2. Những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát trực tiếp mới phát hiện được.

      3. Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.

      4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

      Như vậy, theo dự thảo mới thì CSGT sẽ được dừng xe kiểm tra thêm 02 trường hợp đó là:

      - Buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát trực tiếp mới phát hiện được hành vi vi phạm;

      - Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phương tiện để phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.

      Bên cạnh đó, theo đề xuất của dự thảo thì sẽ không còn quy định trường hợp phải dừng xe thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

      Lưu ý: Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393199');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn