Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?

Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?

Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai:

Điều 14. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên, người nào có hành vi chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 mức phạt tiền cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP)

Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?

Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?

Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định các hành vi bị cấm trong phòng chống thiên tai bao gồm:

- Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.

- Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

- Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.

- Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.

- Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.

- Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.

- Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đóng góp tự nguyện của cá nhân cho công tác phòng chống thiên tai dưới các hình thức nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai:

Điều 11. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai
1. Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
2. Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.

Như vậy, đóng góp tự nguyện của cá nhân cho công tác phòng chống thiên tai dưới các hình thức sau:

- Đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện

- Tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;