Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/03/2022

Cho hỏi theo quy định hiện nay. Có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa?

    • Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

      Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F47', '358561');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

      - Cảnh cáo;

      - Phạt tiền.

      hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

      Căn cứ Khoản 2 Điều này cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

      - Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn;

      - Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

      Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

      Căn cứ Khoản 4 Điều này có quy định Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II Nghị định này, bao gồm:

      - Buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại vi phạm;

      - Buộc trục vớt, thanh thải vật chuông ngại theo quy định;

      - Buộc di chuyển súc vật, phương tiện, cây, đồ vật, lều, quán, tre, gỗ vi phạm;

      - Buộc dỡ bỏ, di dời, thu hẹp ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản vi phạm;

      - Buộc thực hiện đăng kiểm theo quy định đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm tự ý hoán cải; trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ;

      - Buộc nộp lại các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động này;

      - Buộc đưa hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô, hàng hóa vượt quá số lượng, sức chở hoặc không được phép chở lên khỏi phương tiện;

      - Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn