Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Tôi đến xem bói tại nhà một người phụ nữ làm nghề bói toán, đầu tiên chỉ xem thông thường nhưng những lần sau thì người này yêu cầu đưa 2.500.000 đồng để cúng. Cúng xong người này hẹn tôi 2 ngày sau đưa thêm 6 triệu để cúng tiếp, và sau khi nhận 6 triệu đồng thì lại hẹn đến 10 ngày sau đưa thêm 40 triệu đồng để về quê tôi cúng tổ tiên. Như vậy người xem bói này có bị xử lý không, nếu có thì bị xử lý như thế nào? (Hoàng Tuấn Anh - Kiên Giang)

Theo quy định của pháp luật, hành vi của người xem bói cho bạn sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, cụ thể:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi”.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là: “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này” (khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP).

Ngoài ra, nếu người xem bói cho bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã từng bị kết án về hoạt động mê tín dị đoan mà còn tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về "Tội hành nghề mê tín dị đoan" như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Như vậy, nếu hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc ngày Valentine đen 14 4 dành cho mọi đối tượng hay, ý nghĩa nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa đạo Củ Chi thuộc tỉnh, thành nào? Địa đạo được công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành 103 thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo từ 28/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30/4? Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 2025 công chức được nghỉ mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu banner thông báo nghĩ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 đơn giản, ý nghĩa?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết hàn thực 2025 là ngày nào? Tết hàn thực có phải là ngày lễ lớn không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;