Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện như thế nào?

Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện như thế nào? Hồ sơ và thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như thế nào?

Tôi là thành viên của tổ chức tôn giáo C. Theo tôi được biết thì Hiến chương của tổ chức tôn giáo C không quy định về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. Vậy tổ chức tôn giáo C có thể thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc không? Hồ sơ và thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như thế nào?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

 

1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện như thế nào? 

Tại Điều 27 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, theo đó:

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc vào một tổ chức tôn giáo trực thuộc khác; hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.

2. Sau khi chia, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia được chuyển giao cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.

3. Sau khi tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị tách và tổ chức tôn giáo trực thuộc được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

4. Sau khi sáp nhập, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mà tổ chức đó được sáp nhập vào.

5. Sau khi hợp nhất, các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ được chuyển giao cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.

Theo Điều 28 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, cụ thể như sau:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc;

2. Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này;

3. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Theo đó, nếu Hiến chương của tổ chức tôn giáo C không quy định về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo thì không đảm bảo điều kiện để thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. 

2. Hồ sơ và thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như thế nào?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 29 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:

2. Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;

d) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);

đ) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

e) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

3. Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Như vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên và nộp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương để được chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ tết âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ tết âm lịch bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 9 là ngày gì, bao nhiêu âm? Người lao động nghỉ làm hưởng nguyên lương các ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Link file sao kê tiền ủng hộ bão số 3 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua tài khoản Vietinbank?
Hỏi đáp Pháp luật
File Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc do ảnh hưởng bão số 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 13 tháng 9 là ngày gì? Ngày 13 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;