Vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC thế nào phạt đến 1.500.000 đồng? Biện pháp khắc phục?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/06/2022

Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thế nào bị phạt đến 1.500.000 đồng? Biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc.

    • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

      Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '358802');" target='_blank'>Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

      1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

      b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;

      c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

      Căn cứ Khoản 2 Điều này quy định về phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

      2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

      b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;

      c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;

      d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;

      đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

      Ngoài ra theo Khoản 6 Nghị định này quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

      b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn