Tiêu chí xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/10/2017

Tiêu chí xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị giải đáp. Em hiện đang công tác tại một Ủy ban huyện, thuộc miền núi phía Bắc. Trong các hoạt động của cơ quan em có sự tham gia của nhiều thanh niên xung phong. Do một số vấn đề trong hoạt động quản lý nên em cũng có tìm hiểu các quy định về thanh niên xung phong nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Em muốn hỏi: Tiêu chí xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954 được quy định như thế nào? Và văn bản nào hướng dẫn về điều này? Em xin cảm ơn. Trân trọng!

Nguyễn Chí Dũng, SĐT: 0936***

    • Tiêu chí xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954 được quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2014/TT-BNV ' onclick="vbclick('3F8BC', '208612');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 18/2014/TT-BNV quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:

      1. Chủ trương thành lập

      Căn cứ vào Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc Nghị quyết của một trong các tổ chức sau:

      a) Đảng Đoàn thanh vận Trung ương;

      b) Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam;

      c) Đoàn thanh niên Lao động.

      2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập

      Được một trong các cơ quan sau đây quyết định thành lập, quản lý và sử dụng:

      a) Đoàn thanh niên xung phong Trung ương hoặc Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam;

      b) Tổng cục Cung cấp nhà nước;

      c) Ủy ban hành chính cấp tỉnh.

      3. Hình thức tổ chức

      Đơn vị thanh niên xung phong được tổ chức theo các hình thức sau đây:

      a) Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương, Đội thanh niên xung phong kiểu mẫu, Đoàn thanh niên xung phong XP;

      b) Liên đội, liên phân đội, phân đội;

      c) Đội thanh niên xung phong và được tổ chức thành các đại đội, trung đội và tiểu đội.

      4. Nhiệm vụ của đơn vị thanh niên xung phong

      Đơn vị thanh niên xung phong thực hiện một trong những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

      a) Xây dựng và sửa chữa đường giao thông, tháo gỡ bom mìn, bảo đảm giao thông;

      b) Vận chuyển hậu cần, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu;

      c) Làm công tác dân vận, tham gia bảo vệ, phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, sản xuất và học tập;

      d) Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng các công trình trọng điểm, khôi phục và phát triển kinh tế ở các lĩnh vực, địa bàn khó khăn;

      đ) Bổ sung lực lượng cho quân đội khi cần thiết.

      5. Thời gian hoạt động của đơn vị thanh niên xung phong

      Thời gian hoạt động cụ thể của từng đơn vị thanh niên xung phong thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền huy động, quản lý và sử dụng thanh niên xung phong.

      6. Chế độ sinh hoạt, trang bị của cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong trong thời gian làm nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền huy động bảo đảm (không hưởng lương).

      Trên đây là nội dung quy định về tiêu chí xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1950 đến năm 1954. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 18/2014/TT-BNV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn