Tháng 11 có ngày lễ gì? Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày nào không?
Tháng 11 có ngày lễ gì?
Tháng 11 là một tháng đặc biệt trong năm, với nhiều ngày lễ quan trọng được tổ chức trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Dưới đây là một số ngày lễ nổi bật trong tháng 11:
- Ngày 01 tháng 11: Lễ Các Thánh
- Ngày 02 tháng 11: Ngày Lễ Các Đẳng Linh hồn
- Ngày 03 tháng 11: Ngày truyền thống Trung đoàn Không quân 910/Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển
- Ngày 04 tháng 11: Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn
- Ngày 05 tháng 11: Ngày quốc tế chống bạo lực và bắt nạt ở trường học
- Ngày 06 tháng 11: Ngày truyền thống của Lữ đoàn 131/ Ngày Quốc tế Phòng khai thác môi trường trong Chiến tranh và xung đột vũ trang.
- Ngày 07 tháng 11: Ngày truyền thống của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
- Ngày 08 tháng 11: Ngày Đô thị Việt Nam
- Ngày 09 tháng 11: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt - Nam
- Ngày 10 tháng 11: Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa Bình và Phát Triển
- Ngày 11 tháng 11: Ngày lễ độc thân
- Ngày 12 tháng 11: Ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam.
- Ngày 14 tháng 11: Ngày Thế giới phòng chống Đái tháo đường.
- Ngày 16 tháng 11: Ngày Quốc tế khoan dung
- Ngày 18 tháng 11: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất
- Ngày 19 tháng 11: Ngày Quốc tế Nam giới hay Ngày Quốc tế Đàn ông (tiếng anh là International Men's Day) hay còn là ngày Toilet Thế giới (hay World Toilet Day).
- Ngày 20 tháng 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam/Ngày Thiếu nhi Thế giới
- Ngày 21 tháng 11: Ngày Truyền hình Thế giới
- Ngày 22 tháng 11: Ngày truyền thống tỉnh An Giang
- Ngày 23 tháng 11: Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngày kỷ niệm thành lập Hiệp hội Điều Việt Nam, Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
- Ngày 25 tháng 11: Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
- Ngày 27 tháng 11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam
- Ngày 28 tháng 11: Ngày Lâm nghiệp Việt Nam/Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam
- Ngày 29 tháng 11: Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái
Tháng 11 có ngày lễ gì? Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày nào không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày nào không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày sau:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngoài ra, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, tháng 11 không có ngày lễ tết nào người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
[...]
Theo quy định trên, người lao động là người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có 16 ngày nghỉ hằng năm.
Khi đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. (Quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019)