Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với các thương binh

Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với các thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một sỹ quan quân đội, gần đây tôi có tìm hiểu các chính sách đối với các thương binh, bệnh binh, nhưng có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với các thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Thanh Hóa (thanhhoa*****@gmail.com)

Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với các thương binh được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành như sau:

1. Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện khám giám định đối với đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải khám giám định thương tật đối với các đối tượng do Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận bị thương, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

2. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định đối với các trường hợp sau:

a) Đối tượng khám giám định quy định tại các khoản: 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này mà trước đây đã khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;

b) Đối tượng khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn;

c) Khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc theo đề nghị của đối tượng khám giám định.

3. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp:

a) Đối tượng khám giám định không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;

b) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền khám giám định y khoa đối với các thương binh và những người hưởng chính sách. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ tết âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ tết âm lịch bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 9 là ngày gì, bao nhiêu âm? Người lao động nghỉ làm hưởng nguyên lương các ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Link file sao kê tiền ủng hộ bão số 3 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua tài khoản Vietinbank?
Hỏi đáp Pháp luật
File Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc do ảnh hưởng bão số 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm đoạt hàng cứu trợ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị cấm trong phòng chống thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng 8 2024 là ngày bao nhiêu dương? Tết trung thu 2024 có phải là lễ lớn của Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 13 tháng 9 là ngày gì? Ngày 13 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;