Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 28/6/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 380-TTg năm 1995 quy định hàng năm, bắt đầu từ năm 1995, lấy ngày 28 tháng 11 là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam".
Việc tổ chức "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu sau:
- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong toàn dân; tình cảm yêu ngành nghề, yêu quê hương, đất nước trong cán bộ, công nhân viên và lao động lâm nghiệp.
- Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển rừng với năng suất, chất lượng cao; sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, tiết kiệm.
- Vận động, tổ chức các ngành, các đoàn thể, các giới có những hoạt động cụ thể, những công trình, những việc có ích để báo công dâng Bác; biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, địa phương và đơn vị tốt.
- Việc tổ chức "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, không phô trương, lãng phí, bảo đảm đạt được nội dung, yêu cầu nói trên.
Như vậy, ngày 28 tháng 11 là ngày Lâm nghiệp Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 28 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 28/10/2024 âm lịch.
Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững?
Căn cứ Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phương án quản lý rừng bền vững:
Điều 27. Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
[...]
Theo đó, nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững như sau:
[1] Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan
- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững
- Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn
- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
[2] Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng
- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững
- Xác định chức năng phòng hộ của rừng
- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
[3] Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất bao gồm:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng
- Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững
- Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau:
- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp
- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng
- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn
- Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng
- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật
- Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai