Ngày 19 tháng 12 là ngày gì? Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?

Ngày 19 tháng 12 là ngày gì? Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? Ngày 19 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn không?

Ngày 19 tháng 12 là ngày gì? Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến nhằm để bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, trở thành biểu tượng lớn của sức mạnh đại đoàn kết.

Như vậy, ngày 19 tháng 12 là Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2024)

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!"

Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Ngày 19 tháng 12 là ngày gì? Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?

Ngày 19 tháng 12 là ngày gì? Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)? (Hình từ Internet)

Ngày 19 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo quy định trên, ngày 19 tháng 12 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam. Có các ngày lễ lớn trong nước như sau:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch)

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930)

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch)

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975)

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954)

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890)

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945)

Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được công nhận bảo vật quốc gia thời gian nào?

Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Điều 1. Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
[...]

Như vậy, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia) được công nhận bảo vật quốc gia vào ngày 01/10/2012.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;