Ngày 18 tháng 12 là ngày gì? Ngày 18 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 18 tháng 12 là ngày gì? Ngày 18 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Có các loại bảo hiểm bắt buộc nào? Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào?

Ngày 18 tháng 12 là ngày gì? Ngày 18 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 2417/QĐ-TTg năm 2013 lấy ngày 18 tháng 12 hàng năm là "Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam".

Việc tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam hàng năm phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu sau:

- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.

- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm.

- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, ngày 18 tháng 12 là ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 18 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 18/11/2024 âm lịch.

Ngày 18 tháng 12 là ngày gì? Ngày 18 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 18 tháng 12 là ngày gì? Ngày 18 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Có các loại bảo hiểm bắt buộc nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc:

Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, có các loại bảo hiểm bắt buộc sau:

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

- Bảo hiểm bắt buộc khác nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:

Điều 25. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
[...]

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau:

- Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm

- Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra

- Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo

- Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

- Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được

- Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

- Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép

- Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm

- Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;