Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 thể hiện quyền tự do thế nào?

Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” và chọn ngày 10 tháng 12 hàng năm là Ngày Nhân quyền thế giới.

Như vậy, ngày 10 tháng 12 là ngày Nhân quyền thế giới. Theo lịch Vạn niên, ngày 10 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 10/11/2024 âm lịch.

Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền với 30 điều khoản ngắn gọn, súc tích. Tại Điều 3 Tuyên ngôn ghi nhận: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”, là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền quốc tế, gồm hai Công ước cơ bản về quyền con người (Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) được LHQ thông qua vào năm 1966.

Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Người lao động được nghỉ làm ngày 10 tháng 12 không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương các nghĩ lễ trong năm sau:

- Tết Dương lịch.

- Tết Âm lịch.

- Ngày Chiến thắng.

- Ngày Quốc tế lao động.

- Quốc khánh.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, ngày 10 tháng 12 là ngày Nhân quyền thế giới không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 thể hiện quyền tự do thế nào?

Căn cứ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 quy định quyền tự do như sau:

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Điều 13:

1) Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.

2) Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.

Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20:

1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 27:

1) Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.

2) Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.

Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

1) Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.

2) Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.

3) Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;