Năm 2024, Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí nào?

Năm 2024, Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí nào? Các hành vi nào gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

Năm 2024, Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 8 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Tri thức dân gian Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

3. Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang – Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.

4. Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.

5. Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

6. Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

7. Nghề thủ công truyền thống Nghề thêu - ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

8. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, tỉnh Ninh Bình.

Trong đó, Ninh Bình có 2 di sản được ghi danh lần này là: Nghề thủ công truyền thống nghề thêu - ren Ninh Hải (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Ninh Bình đang sở hữu 6 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 4 Di sản được công nhận trước đó là: Lễ hội Hoa Lư, Nghệ thuật hát Xẩm, Lễ hội làng Bình Hải, Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân.

Nguồn tham khảo: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cong-bo-them-8-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-663022.html

Năm 2024, Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:

Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

a) Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

b) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

c) Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;

d) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;

đ) Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

...

Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau:

- Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;

- Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc.

Các hành vi nào gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm:

- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
lawnet.vn
Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì?
lawnet.vn
Ngày 19/5 là ngày gì? Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy năm 2024? Ngày 19 tháng 5 có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
lawnet.vn
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Người lao động được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 mấy ngày?
lawnet.vn
Trường hợp nào không được công nhận người có công với cách mạng? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Cách treo cờ rủ trong Lễ Quốc tang? Lễ Quốc tang người lao động có được nghỉ làm việc không?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
lawnet.vn
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;