Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì?

Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì? Thời hạn thông báo tổ chức ngày lễ Phật Đản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là khi nào?

Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương?

Tại Việt Nam, Lễ Phật Đản 2024 sẽ được tổ chức như sau:

- Tuần lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ thứ tư ngày mùng 8/4 đến 15/4 Giáp Thìn (tức 15/5 đến ngày 22/5/2024 Dương lịch);

- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức thứ 4 ngày 22/5/2024 Dương lịch).

Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì? (Hình từ Internet)

Thời hạn thông báo tổ chức ngày lễ Phật Đản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là khi nào?

Căn cứ Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc thông báo tổ chức ngày lễ Phật Đản như sau:

Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).

...

Như vậy, khi tổ chức ngày lễ Phật Đản, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức.

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì?

Tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo

Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, tổ chức tôn giáo được công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

- Có hiến chương và hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:

+ Tên của tổ chức;

+ Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;

+ Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;

+ Tài chính, tài sản;

+ Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

+ Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;

+ Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>

Kiểm toán viên nhà nước có bao nhiêu ngạch? Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước?

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh chuẩn bị hồ sơ khai thuế bao gồm những gì?

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khi nào?

Các thông tin tín dụng nào công ty thông tin tín dụng được phép thu thập? Đối tượng nào được khai thác thông tin tín dụng?

Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là khi nào?

Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024?

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
lawnet.vn
Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì?
lawnet.vn
Ngày 19/5 là ngày gì? Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy năm 2024? Ngày 19 tháng 5 có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
lawnet.vn
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Người lao động được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 mấy ngày?
lawnet.vn
Trường hợp nào không được công nhận người có công với cách mạng? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Cách treo cờ rủ trong Lễ Quốc tang? Lễ Quốc tang người lao động có được nghỉ làm việc không?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
lawnet.vn
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;