Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024 diễn ra vào thời gian nào? Được tổ chức ở đâu?

Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024 diễn ra vào thời gian nào? Được tổ chức ở đâu? Những địa điểm bắn pháo hoa tại Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024?

Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024 diễn ra vào thời gian nào? Được tổ chức ở đâu?

Lễ hội sông nước TP HCM lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 31-5 đến 8-6 năm 2024

Dự kiến sẽ có 3 điểm bắn tầm thấp vào lễ hội sông nước TP HCM là:

- Điểm 1 là khu vực bờ sông Sài Gòn.

- Điểm 2 là khu vực cầu cảng Ba Son.

- Điểm 3 là khu vực công viên bờ sông Landmark 81.

Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024 diễn ra vào thời gian nào? Được tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)

Những địa điểm bắn pháo hoa tại Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024?

Để phục vụ Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh 2024, theo đề xuất của Sở Du lịch TPHCM, có 03 điểm tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp. Cụ thể:

- Điểm 1 tại khu vực bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, bắn trên sà lan được neo cố định). Pháo hoa điểm 1 sẽ bắt đầu đầu lúc 21h30 ngày 31/5/2024, sau lễ khai mạc Lễ hội sông nước TPHCM lần 2.

- Điểm 2 ở khu vực cầu cảng Ba Son (phường Bến Nghé, Quận 1), trận địa pháo số 2 sẽ khai hỏa lúc 21h40.

- Điểm 3 tại khu vực công viên bờ sông Landmark 81 (phường 22, Quận Bình Thạnh), sẽ bắt đầu vào khoảng 21h55.

Mỗi lần pháo hoa kéo dài 15 phút.

Ngoài ra, tại các tàu du lịch trên sông Sài Gòn cũng tổ chức bắn pháo hỏa thuật phục vụ người dân và du khách.

Sau khi UBND TPHCM chấp thuận, Sở Văn hóa - Thông tin thành phố sẽ lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện.

Bên cạnh lịch bắn pháo hoa, trong khuôn khổ Lễ hội sông nước TPHCM 2024 còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn như:

Giải vô địch bơi vượt sông mở rộng TP.HCM tại Bến Bạch Đằng; giải vô địch ván chèo đứng TP.HCM lần thứ 1 tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoặc Bến Bạch Đằng; trình diễn thuyền buồm, mô tô nước, thuyền sailing, dù lượn tại Bến Bạch Đằng, tái hiện không gian "trên bến dưới thuyền", tái hiện chợ nổi miền Tây tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; tuần lễ trái cây "trên bến dưới thuyền" dọc bờ kè tuyến đường Bến Bình Đông, Quận 8; chương trình nghệ thuật "Chuyến tàu huyền thoại"...

Nguyên tắc tổ chức lễ hội là gì?

Tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định nguyên tắc tổ chức lễ hội:

Nguyên tắc tổ chức lễ hội

1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

...

Như vậy, nguyên tắc tổ chức lễ hội là:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
lawnet.vn
Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu dương? Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo là gì?
lawnet.vn
Ngày 19/5 là ngày gì? Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy năm 2024? Ngày 19 tháng 5 có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
lawnet.vn
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Người lao động được nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 mấy ngày?
lawnet.vn
Trường hợp nào không được công nhận người có công với cách mạng? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Cách treo cờ rủ trong Lễ Quốc tang? Lễ Quốc tang người lao động có được nghỉ làm việc không?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
lawnet.vn
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;