Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng, trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành bị phạt thế nào?

Về việc hết giá trị sử dụng, thì hành vi khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành bị phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng bị phạt thế nào? 

Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:

a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;

d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì người vi vi phạm quy định này có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại.

Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng bị phạt thế nào?

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định này quy định về phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu sau đây:

a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;

b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;

c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;

d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;

đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;

e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;

h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;

i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;

d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định này sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và 6 triệu đến 10 triệu đồng đối với tổ chức (theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144). Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Ngoài ra, người nước ngoài vi phạm hành vi này còn có thể bị trục xuất.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc ngày Valentine đen 14 4 dành cho mọi đối tượng hay, ý nghĩa nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa đạo Củ Chi thuộc tỉnh, thành nào? Địa đạo được công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành 103 thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo từ 28/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30/4? Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 2025 công chức được nghỉ mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu banner thông báo nghĩ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 đơn giản, ý nghĩa?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết hàn thực 2025 là ngày nào? Tết hàn thực có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) là khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;