Gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để báo cáo vụ việc vào giữa đêm có được tiếp nhận không?

Gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để báo cáo vụ việc vào giữa đêm có được tiếp nhận không? Gọi xin tư vấn tâm lý cho trẻ em tới Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được không? Gọi cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có mất phí không?

Xin chào ban biên tập, qua một số giới thiệu thì tôi được biết đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, gần nhà tôi có một trường hợp trẻ em bị bạo hành gia đình, nếu tôi gọi vào giữa đêm thì chuyên viên trực tổng đài có bắt máy để tiếp nhận trình báo của tôi không? Bây giờ tôi muốn nhận chăm sóc thay thế bé bị bạo hành đó thì gọi điện cho Tổng đài thì Tổng đài có tư vấn tâm lý cho bé không? Gọi có mất phí không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

1. Gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để báo cáo vụ việc vào giữa đêm có được tiếp nhận không?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.

2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, anh/chị có thể gọi giữa đêm báo cáo vụ việc bạo hành trẻ em để được nhân viên túc trực hỗ trợ giải quyết.

2. Gọi xin tư vấn tâm lý cho trẻ em tới Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em được không?

Theo Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.

3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.

4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.

8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Theo đó, anh/chị nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em thì anh/chị có thể gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để nhận tư vấn tâm lý cho trẻ em.

3. Gọi cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có mất phí không?

Tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.

2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em sẽ không mất phí điện thoại và phí tư vấn.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc 20 tháng 10 dành cho cô giáo? Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 19 tháng 10 là ngày gì? Ngày 19 tháng 10 năm 2024 người lao động có được nghỉ làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 20 tháng 10 là ngày gì? Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 10 là ngày gì? Vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ các nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký và đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì? Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;