Bỏ mặc, không quan tâm vợ con là hành vi bạo lực gia đình?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/11/2023

Cho tôi hỏi: Bỏ mặc, không quan tâm vợ con là hành vi bạo lực gia đình đúng không?- Câu hỏi của chị An (Tp.HCM).

    • Bỏ mặc, không quan tâm vợ con là hành vi bạo lực gia đình?

      Tại Điều 3 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/12/2023) quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng như sau:

      Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng

      1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

      2. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.

      3. Cô lập, giam cầm.

      4. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

      5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.

      6. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

      7. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

      8. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

      9. Bỏ mặc, không quan tâm.

      10. Cưỡng ép, cản trở kết hôn.

      11. Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

      Như vậy, nếu vợ/chồng có hành vi bỏ mặc, không quan tâm vợ con thì đó được xem là hành vi bạo lực gia đình.

      Bỏ mặc, không quan tâm vợ con là hành vi bạo lực gia đình? (Hình từ Internet)

      Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài được thực hiện như thế nào?

      Tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/12/2023) quy định quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài được thực hiện như sau:

      Bước 1: Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

      Bước 2: Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận.

      Đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

      Bước 3: Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận tin báo phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

      Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định.

      Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.

      Có bao nhiêu nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình?

      Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về 7 nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:

      (1) Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

      (2) Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

      (3) Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

      (4) Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

      Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

      (5) Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

      (6) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

      (7) Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn