27 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?
27 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương?
Tết âm lịch, hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là dịp để cả gia đình sum họp, cùng nhau đón một năm mới an lành và hạnh phúc. Tết thường rơi vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch, tùy theo lịch âm.
Theo lịch Vạn niên, 27 tết âm lịch 2025 là ngày 26/1/2025 dương lịch (Chủ ). Tết Âm lịch không chỉ là ngày lễ cổ truyền mà còn là dịp để duy trì văn hóa, phong tục và các giá trị truyền thống của dân tộc.
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ lễ hội mùa xuân của người Việt cổ, nhằm tạ ơn trời đất, tổ tiên đã mang lại một vụ mùa bội thu và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau ăn những món ăn truyền thống, kể chuyện và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ.
Tết âm lịch là một dịp lễ vô cùng ý nghĩa đối với người Việt Nam. Đây là dịp để mọi người sum họp gia đình, thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời, Tết cũng là dịp để chúng ta giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
27 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không? (Hình từ Internet)
Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương:
Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hiện nay, không có văn bản nào định nghĩa về lương tháng 13. Tuy nhiên, lương tháng 13 có thể hiểu là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động sau cả năm làm việc.
Thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc, nhiệm vụ được giao trong năm làm việc.
Có thể thấy, lương tháng 13 và thưởng Tết đều có điểm chung là được chi trả vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định. Tuy nhiên, lương tháng 13 là khoản lương cố định, được thỏa thuận trước giữa người sử dụng và người lao động, còn thưởng Tết là khoản tiền thưởng, có thể có hoặc không, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả công việc của người lao động.
Do đó, lương tháng 13 không phải là thưởng tết.
Tiền thưởng tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ điểm a, điểm b, điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
[...]
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
[...]
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
[...]
Theo quy định trên, tiền thưởng Tết là một khoản tiền thưởng, là thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Do đó, tiền thưởng Tết phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Tiền thưởng Tết là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, các khoản giảm trừ khác,...mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.