Vi phạm an toàn giao thông đường bộ có khả năng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời

Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời có bị xử lý hình sự không?

Đây là cấu thành giảm nhẹ và cũng là cấu thành khá đặc biệt đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
 
Vi phạm quy định về giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời là trường hợp chưa gây ra hậu quả nhưng lại được xác định trước hậu quả và đó là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
Đối với tội phạm được thực hiện do vô ý đều là tội phạm cấu thành vật chất, tức là phải có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên do thực tiễn xét xử đặt ra có trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu không được ngăn chặn kịp thời thì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhất định xảy ra. Về lý luận, có quan điểm cho rằng khoản 4 Điều 202 là cấu thành hình thức, vì không cần có hậu quả xảy ra tội phạm đã hoàn thành. Nếu chỉ căn cứ vào quy định tại khoản 4 của điều luật thì dễ đồng ý với ý kiến khoản 4 của điều luật là cấu thành hình thức, nhưng thực tế không phải là như vậy mà đối với tội phạm này cũng như khoản 4 Điều luật đều là cấu thành vật  chất. Hậu quả chưa xảy ra là do chưa được ngăn chặn chứ không phải do hành vi phạm tội mới đe dọa xâm phạm đến các quan hệ xã hội như đối với các tội phạm có cấu thành hình thức.
 
Ví dụ: Một lái xe khách, trên xe chở 50 người, đã có biển báo cầu hỏng nhưng do không quan sát nên lái xe vẫn cho xe qua cầu, đến giữa cầu thì cầu sập, xe rơi xuống sông nhưng do được trục vớt kịp thời nên không ai bị chết, hoặc bị thương, xe chỉ bị hư hỏng nhẹ. Trong trường hợp này nếu căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 của điều luật thì hành vi của người lái xe chưa cấu thành tội phạm, vì chưa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn hậu quả sẽ làm chết rất nhiều người nên vẫn coi là tội phạm. Tuy nhiên do chưa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, hoặc tài sản nên tính chất nguy hiểm cho xã hội được giảm đi đáng kể.
 
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 thì người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
 
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 202, tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII bộ luật hình sự
 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cá tháng tư 2025 là ngày nào? Cá tháng tư 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng chống mua bán người 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;