Trường hợp phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại khoản 2 Điều 253 BLHS

Pháp luật quy định trường hợp phạm tội tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy thuộc khoản 2 Điều 254 như thế nào?

a) Có tổ chức
 
Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặc chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
 
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn
 
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 của điều luật và như đã phân tích, việc xác định số lượng văn hóa phẩm có số lượng rất lớn cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã có trường hợp Tòa án coi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trên 20 đĩa VCD, 20 băng video là vật phạm pháp có số lượng rất lớn, còn các loại vật phẩm văn hóa khác như tranh, ảnh, sách, báo thì việc xác định thế nào là có số lượng lớn thì chưa có thực tiễn xét xử.
 
c) Đối với người chưa thành niên
 
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội đối với người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên quy định ở đây là người được người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm có tính chất đồi trụy, tức là người phạm tội đã truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa thành niên.
 
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi; điều luật quy định đối với người chưa thành niên chứ không quy định truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đối với người được truyền bá là người chưa thành niên mà không cần phải xác định người phạm tội biết hay không biết người phạm tội biết hay không biết người mà mình truyền bá là người chưa thành niên.
 
d) Gây hậu quả nghiêm trọng
 
Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/ 2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy gây ra.
 
đ) Tái phạm nguy hiểm
 
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội, vì nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
 
Như vậy, người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tại phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội, vì nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc 3 của điều luật. Tuy nhiên, nếu người phạm tội vừa phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, vừa thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì sẽ bị áp dụng cả hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt và hình phạt nặng hơn trường hợp không phải là tái phạm nguy hiểm.
 
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
 
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, trong đó có tình tiết tái phạm nguy hiểm và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hình phạt tội giết người là bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội nhận hối lộ có bị tử hình không? Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội mua bán trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Người phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tử hình không? Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
lawnet.vn
Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là bao lâu?
lawnet.vn
Cá độ bóng đá phạt bao nhiêu năm tù? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm?
lawnet.vn
Ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn truy cứu hình sự hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;