Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Tôi tên là Hoàng Anh Nhật Minh, công tác tại Thị xã Quảng Trị. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi về dấu hiệu pháp lý, mức hình phạt của tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015? Mong nhận được câu trả lời từ quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. (0905***) 

"> Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Tôi tên là Hoàng Anh Nhật Minh, công tác tại Thị xã Quảng Trị. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi về dấu hiệu pháp lý, mức hình phạt của tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015? Mong nhận được câu trả lời từ quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. (0905***) 

">

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Tôi tên là Hoàng Anh Nhật Minh, công tác tại Thị xã Quảng Trị. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi về dấu hiệu pháp lý, mức hình phạt của tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015? Mong nhận được câu trả lời từ quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. (0905***) 

Theo quy định tại Điều 204 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải thích: Vi phạm các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:

Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lí nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ lưu thông trên thị trường. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Chủ thể: 

Đây là tội đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm là người có trách nhiệm trong quản lí, bảo quản hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, bao gồm:

Người mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc nhận in hóa đơn.

Mặt khách quan: Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Người thực hiện hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa bị án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

- Về hình phạt áp dụng: 

Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cá tháng tư 2025 là ngày nào? Cá tháng tư 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng chống mua bán người 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;