Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật:
Điều 29. Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một hoặc nhiều tình tiết sau phải xem xét tăng nặng hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm có tổ chức, là chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng hoặc tích cực, trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm; chỉ đạo, đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, lôi kéo, xúi giục phạm nhân khác vi phạm.
2. Vi phạm liên tục trong thời gian dài; nhiều lần hoặc với nhiều người; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; có tính chất côn đồ, hung hãn; sử dụng phương tiện, đồ vật, hung khí có tính sát thương; gây hậu quả, thiệt hại lớn.
[...]
Như vậy, tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân như sau:
- Vi phạm có tổ chức, là chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng hoặc tích cực, trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm
- Chỉ đạo, đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, lôi kéo, xúi giục phạm nhân khác vi phạm.
- Vi phạm liên tục trong thời gian dài; nhiều lần hoặc với nhiều người
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
- Có tính chất côn đồ, hung hãn
- Sử dụng phương tiện, đồ vật, hung khí có tính sát thương
- Gây hậu quả, thiệt hại lớn
- Không tự giác, trung thực nhận lỗi, khuyết điểm, vi phạm
- Khai báo sai sự thật, cố tình trốn tránh, che giấu vi phạm
- Bao che phạm nhân cùng vi phạm
- Ngăn cản việc cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở, đối phó, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý vi phạm
- Trả thù người tố cáo hoặc người cung cấp thông tin, chứng cứ, đồ vật vi phạm
- Không tiếp thu giáo dục, sửa chữa vi phạm
- Đã được giáo dục, nhắc nhở hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm
- Lợi dụng tình trạng thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để vi phạm
- Vi phạm đối với người dưới 18 tuổi, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản; phạm nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; phạm nhân đang ốm đau, bệnh tật, già yếu, khuyết tật hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024? (Hình từ Internet)
Thời giờ lao động của phạm nhân là bao lâu?
Căn cứ Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ lao động của phạm nhân:
Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
[...]
Theo quy định trên, thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Kết quả lao động của phạm nhân được sử dụng làm gì?
Căn cứ Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân
- Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù
- Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam
- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù
- Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động