Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024? Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ gì? Những phạm nhân nào được bố trí giam giữ riêng?

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật:

Điều 28. Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).
2. Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
[...]

Như vậy, phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:

- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn

- Khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác

- Chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác

- Tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có)

- Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.

- Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo

- Bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.

- Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.

- Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên

- Bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần

- Bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng

- Bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình

- Phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024? (Hình từ Internet)

Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau:

[1] Phạm nhân có các quyền sau đây:

- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân

- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án

- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ

- Được lao động, học tập, học nghề

- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự

- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật

- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật

- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án

[2] Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án

- Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân

- Lao động, học tập, học nghề theo quy định

- Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường

Những phạm nhân nào được bố trí giam giữ riêng?

Căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định giam giữ phạm nhân:

Điều 30. Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
[...]

Như vậy, những phạm nhân được bố trí giam giữ riêng bao gồm:

- Phạm nhân nữ

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi

- Phạm nhân là người nước ngoài

- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A

- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án

- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam

- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân

Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.

Trong trại tạm giam, phạm nhân nữ và phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;