Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về

Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Diễm Quỳnh, năm nay 20 tuổi. Địa chỉ email của em là quy***@gmail.com. Em đang tìm hiểu về hoạt động phòng, chống mua bán người và muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về đã được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

Theo đó, việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về được quy định như sau:

1. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) được thực hiện như sau:

a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước;

b) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ quy định tại các điều 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này. Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này. Nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Việc tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế song phương được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế song phương đó.

3. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật  Phòng, chống mua bán người 2011.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hình phạt tội giết người là bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;