Quy định về tiền án, tiền sự

Tôi có nghe rất nhiều về khái niệm tiền án, tiền sự nhưng tôi không hiểu trường hợp nào là có tiền án và trường hợp nào là có tiền sự?

Quy định về tiền án, tiền sự cụ thể như sau:

1. Tiền án
Tiền án được hiểu là một người phạm tội, bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật, họ đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án đó, nhưng chưa qua được thời gian theo luật định, để được coi là chưa can án.
Nói cách khác, họ chưa được xoá án tích. Người bị kết án, được xoá án tích (đương nhiên xoá án hoặc xoá án tích do Toà án quyết định) thì được coi là chưa can án, trong lý lịch tư pháp của họ không được ghi là có “tiền án”.
Một người phạm tội phải chính thức gánh chịu hậu quả pháp lý hình sự, từ khi bị khởi tố bị can, cho đến khi được xoá án tích. Chưa được xoá án tích, mà tái phạm tội tương ứng, thì bị coi đó là tái phạm. Nói về bản án trước, chúng ta thường gọi là tiền án, với hàm ý, với ý nghĩa pháp lý là có bản án trước và chưa được xóa án tích.

2. Tiền sự
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Điều này có nghĩa là khi một người có đủ năng lực hành vi trách nhiệm hành chính, đủ độ tuổi quy định, nếu họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì bị người, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị áp dụng biện pháp hành chính giáo dục tại cấp xã, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục. 
Chính các chế tài xử lý này, làm xuất hiện dấu hiệu pháp lý tiền sự. Về mặt thuật ngữ và theo trục thời gian của sự kiện xảy ra, thì chữ “tiền” có nghĩa là có trước, đã có, là đầu; còn chữ “sự” được hiểu là sự kiện pháp lý, hậu quả pháp lý hành chính.
Nói cách khác, thì tiền sự là vết tích bị xử lý hành chính mà người vi phạm hành chính phải gánh chịu trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị quyết số 01 ngày 18/10/1999 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, với các quyết định xử lý hành chính mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn để xóa kỷ luật, xóa xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định xử lý.
Tức là người bị xử phạt vi phạm hành chính quá 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, và không tái vi phạm hành chính trong thời gian này, thì được coi là chưa vi phạm hành chính và tiền sự của họ cũng chấm dứt.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hình phạt tội giết người là bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội nhận hối lộ có bị tử hình không? Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;