Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người
Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Diễm Hương, quê ở Phú Yên. Email của em là yen***@gmail.com. Gần đây, em xem tin tức trên mạng thấy có rất nhiều vụ mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ. Em thấy rất hoang mang và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: việc quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người đã được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
Theo đó, việc quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người được quy định như sau: Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phòng, chống mua bán người. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người 2011.
Trân trọng!