Phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự

Hiểu như thế nào về phạm tội nhận hối lộ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự?

Các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự  là các trường hợp có khung hình phạt từ mười lăm đến hai mươi năm tù. Cụ thể như sau:
 
a) Của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng: 
 
Cũng như đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 của điều luật, nếu của hối lộ không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản đó là giá thị trường vào thời điểm nhận của hối lộ hoặc đã hứa nhận hối lộ; chỉ cần xác định người phạm tội sẽ nhận của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng là thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã nhận được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc; nếu người phạm tội chưa nhận được của hối lộ thì cũng không vì thế mà cho rằng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác
 
Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi nhận hối lộ gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những tài sản phi vật chất cho xã hội. Cũng như đối với tội tham ô tài sản, tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng khác do hành vi nhận hối lộ gây ra, nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự đối chiếu với hướng dẫn về các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự thì có thể xác định được các thiệt hại là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi hối lộ gây ra.
 
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười lăm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
 
Khi quy định hình phạt đối với người phạm tội nhận hối lộ theo khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới mười lăm năm tù) nhưng không được dưới bảy năm tù.
 
Nếu người phạm tội có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt tới hai mươi năm tù. Khi cân nhắc để quy định một hình phạt cụ thể đối với người phạm tội nhận hối lộ, Tòa án cần căn cứ vào các nguyên tắc được nêu ở các phần trên.
 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cá tháng tư 2025 là ngày nào? Cá tháng tư 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng chống mua bán người 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;