Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi trường hợp gây thương tích 11% bị truy nã và bị bắt tạm giam 02 tháng mấy và bị hại đã làm đơn bãi nại vậy có được bảo lãnh hay thả ra không? Xin tư vấn giúp tôi với ạ.

"> Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi trường hợp gây thương tích 11% bị truy nã và bị bắt tạm giam 02 tháng mấy và bị hại đã làm đơn bãi nại vậy có được bảo lãnh hay thả ra không? Xin tư vấn giúp tôi với ạ.

">

Gây thương tích 11% bị truy nã và bị bắt được bị hại làm đơn bãi nại thì có bị truy tố nữa không?

Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi trường hợp gây thương tích 11% bị truy nã và bị bắt tạm giam 02 tháng mấy và bị hại đã làm đơn bãi nại vậy có được bảo lãnh hay thả ra không? Xin tư vấn giúp tôi với ạ.

Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."

Đối với trường hợp gây thương tích 11% thì người phạm tội rơi vào khung hình phạt tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Mà tại Khoản 1 Điều 134 thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Trường hợp người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố (bãi nại) thì vụ án được đình chỉ. Do đó, trường hợp này người gây thương tích cho bị hại sẽ không bị truy tố và cơ quan điều tra có trách nhiệm thả người này ra bởi vì vụ án được đình chỉ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cá tháng tư 2025 là ngày nào? Cá tháng tư 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý gây thương tích bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 áp dụng từ ngày 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng chống mua bán người 2024 áp dụng từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tội đua xe trái phép năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Tội đánh bạc bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật của phạm nhân được áp dụng từ ngày 15/11/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;